lỗi
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 283

Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ

Thứ tư, 19 Tháng 7 2017

Khu bảo tồn loài-sinh cảnh Phú Mỹ được UBND tỉnh Kiên Giang ký quyết định 454/QĐ-UBND thành lập ngày 1/3/2016. Với tổng diện tích trên 2700 ha; Diện tích vùng lõi trên 940 ha; diện tích vùng đệm 1760ha. Nằm trên địa bàn xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành tỉnh Kiên Giang, cách biên giới Campuchia 7km về hướng Tây Nam,đa phần là người đồng bào dân tộc Khơme, chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, và nghành nghề tiểu thủ công nghiệp như đan dệt cỏ bàng nhỏ lẻ...

Ban quản lý khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang, có chức năng tham mưu, giúp Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện trách nhiệm quản lý, bảo tồn,bảo vệ, tổ chức khai thác giá trị tài nguyên và môi trường trong khu bảo tồn. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học thu thập nguồn gen mẫu vật. Bảo tồn loài thực vật đặc trưng như: Cỏ bàng-Mồm mốc, Năng nỉ, Năng ngọt, cỏ Hoàng đầu ấn, Tràm... Với hệ động, thực vật hơn 472 loài, trong đó; 134 taxa phiêu sinh thực vật, 69 loài phiêu sinh động vật, 7 loài động vật đáy, 39 loài Nhện, 65loài côn trùng thủy sinh; 23 loài cá; 23 loài lưỡng cư bò sát và với hơn 132 loài chim; đặc biệt là loài Sếu hàng năm có hàng 100 Sếu đầu đỏ về đây trú ngụ tìm thức ăn là loài chim biết bay to lớn nhất hiện nay còn sót lại trên toàn thế giới đang có nguy cơ tiệt chủng nằm trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới.

Hình ảnh Sếu đầu đỏ trong Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Phú Mỹ

Mục tiêu của Khu bảo tồn – loài sinh cảnh Phú Mỹ: Bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó ưu tiên bảo tồn hệ sinh thái đồng cỏ bàng duy nhất còn sót lại ở ĐBSCL và duy trì số lượng Sếu đầu đỏ trên 100 cá thể về đây trú ngụ mỗi năm; Quản lý việc khai thác hợp lý, không làm kiệt quệ hệ sinh thái đồng cỏ, từ đó đảm bảo phát triển được làng nghề truyền thống bền vững và sinh kế ổn định cho người dân. Phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái kết hợp tham quan làng nghề thủ công và xem Sếu đầu đỏ; Triển khai, thực hiện các kế hoạch giáo dục, tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là trong Khu bảo tồn.

Hình ảnh nhổ cò Bàng trong Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Phú Mỹ

Ngoài ra BQL Khu bảo tồn có một nhà xưởng sản xuất đan dệt cỏ bàng bằng nghề truyền thống, xưởng sản xuất trên 400 mặt hàng từ cỏ bàng xuất khẩu các nước như: Nhật, Mỹ, Cannada, Thụy Sỹ, Hồng Kong, Pháp ,Ý, Đức... Hiện nay phân xưởng tạo công ăn việc làm trên 30 công nhân chủ yếu là người địa phương là người dân tộc Khơme, thu nhập bình quân một ngày trên 150 ngàn cho mổi người. Hiện nay BQL Khu bảo tồn tiếp tục mua sắm thêm trang thiết bị đầu tư cho phân xưởng có những mặt hàng có mẫu mã đẹp và tốt để đủ sức cạnh tranh với các cơ sở sản xuất trong và ngoài nước.

Một số sản phẩm từ cỏ bàng: