Ý có đường biên giới đất liền tổng cộng 1.836 km, trong đó giáp với Áo 404 km (phía Bắc), với Pháp 476 km, với Vatican 3 km (trong lòng thủ đô Roma của Ý), với San Marino 37 km (trong lòng Ý), với Slovenia 218 km (phía Bắc), với Thụy Sỹ 698 km (phía bắc).
Với dân số 62 triệu người (tính đến tháng 7/2016), là nước có dân số lớn thứ 24 thế giới.
Hoạt động của ngành công nghiệp Ý được tập trung ở miền bắc, chạy dài từ Turin ở phía Tây xuyên suốt Milan đến Venice ở phía Đông. Đây là một trong những vùng có nền công nghiệp và là vùng thịnh vượng nhất trong khu vực châu Âu và chiếm hơn 50% tổng thu nhập quốc gia. Trong khi đó, vùng phía Nam của Ý, còn được gọi là “Mezzogiono” kém phát triển hơn. Ý là thành viên của Liên minh châu Âu (EU) và sử dụng đồng Euro là đồng tiền chung của quốc gia.
Cơ hội thị trường
Đặc điểm kinh tế của Ý là các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm nên tảng, đóng góp tới 2/3 GDP. Các doanh nghiệp này tuy năng động hiệu quả nhưng phần lớn không đủ sức mạnh vươn ra nước ngoài. Một đặc điểm đáng kể nữa là các doanh nghiệp Ý phân bố trên toàn bộ 20 vùng lãnh thổ, mỗi vùng đều có Phòng thương mại tổ chức xúc tiến thương mại theo ngành.
Theo dự báo của Cơ quan Thống kê Quốc gia Italia (Istat), năm 2016, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Italia sẽ tăng 1,1%. Nhu cầu nội địa sẽ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế 1,3 điểm phần trăm tăng trưởng GDP năm 2016. Xuất khẩu sẽ tăng 1,7% và nhập khẩu tăng 2,3%.
Thương mại song phương giữa Việt Nam và Ý
Từ năm 2013 đến nay, quý 3 mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Ý đều trên 2 tỷ USD, tăng trưởng không ổn định.
Riêng quý 3 năm 2018, kim ngạch này giảm 6,76% so với quý 3 năm 2017, ứng với 2,08 tỷ USD.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Ý giảm so cùng kỳ năm ngoái, bởi một số mặt hàng chính bị giảm về kim ngạch, cụ thể như điện thoại các loại và linh kiện (-28,62%, ứng với 520,60 triệu USD), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (-22,97%, ứng với 120,56 triệu USD), cao su (-22,41%, ứng với 14,97 triệu USD), hàng thủy sản (-14,86%, ứng với 91,29 triệu USD), cà phê (-8,78%, ứng với 196,26 triệu USD).
Riêng tháng 9 năm 2018, kim ngạch này đạt 288,90 triệu USD, tăng 91,55% so với tháng 9 năm 2017. Nguyên nhân chính là những mặt hàng có kim ngạch cao tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái, như điện thoại các loại và linh kiện (tăng 79,52 lần, ứng với 134,46 triệu USD), máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện (+38,60%, ứng với 21,71 triệu USD), máy móc thiết bị dụng cụ phù tùng khác (+32,75%, ứng với 19,45 triệu USD).
Xuất khẩu của Việt Nam sang Ý năm 2017
Năm 2017, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Ý đạt giá trị 2,86 tỷ USD, giảm 13% so với năm 2016, và tăng 1% trung bình mỗi năm trong giai đoạn từ năm 2013 – 2017. Việt Nam xuất khẩu nhiều mặt hàng sang Ý chiếm thị phần 0,6% trong tổng nhập khẩu của Ý từ thế giới. Việt Nam xếp thứ 12 trong tổng số các quốc gia và vùng lãnh thổ cung cấp hàng hóa sang thị trường Ý.
Nhóm hàng chiếm thị phần lớn nhất trong tổng số các nhóm hàng Ý nhập khẩu từ Việt Nam là Cà phê, chè, chè Paragoay và các loại gia vị (HS 09), với 14% thị phần.
Đầu tư của Ý vào Việt Nam
Theo số liệu của Tổng cục Thống kế cho biết, tính từ 01/01/2018 đến 20/10/2018, Ý là quốc gia thứ 47/105 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Số dự án cấp mới là 5, với vốn đăng ký cấp mới là 1,58 triệu USD. Số lượt góp vốn mua cổ phần là 14, với tổng giá trị góp vốn, mua cổ phần là 1,64 triệu USD. Tổng vốn đăng ký là 3,22 triệu USD. Lũy kế số dự án Ý đầu tư tại Việt Nam còn hiệu lực tính đến ngày 20/10/2018 là 90 dự án, với tổng vốn đăng ký đầu tư là 388,617 triệu USD.
Tham khảo thêm tại địa chỉ http://www.export.gov/mrktresearch/index.asp.
Vui lòng xem chi tiết đính kèm Hồ sơ thị trường Ý năm 2018
Phòng TTHTDN