lỗi
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 283
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 320
In trang này

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA): Cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Thứ năm, 11 Tháng 6 2020
Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh Châu âu Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa EU và Việt Nam (EVIPA) kỳ vọng sẽ tạo ra cơ hội phát triển mạnh mẽ trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các nước thành viên khối EU vào Việt Nam nói chung và Kiên Giang nói riêng.

Nền kinh tế Kiên Giang chúng ta có các điều kiện và cơ hội thu hút thêm các khoản đầu tư khi Hiệp định EVFTA và EVIPA có hiệu lực, các doanh nghiệp từ 28 nước thuộc Liên minh Châu âu theo các cam kết mở cửa thị trường của nhà nước Việt Nam, sẽ là điều kiện thuận lợi rất tốt khi đầu tư vào Kiên Giang, qua đó cũng tạo môi trường thu hút đầu tư vào Việt Nam nói chung và Kiên Giang nói riêng, đồng thời cũng là cơ hội của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp cận những kinh nghiệm từ các nhà đầu tư quốc tế về khả năng quản lý, công nghệ, tham gia chuỗi sản xuất, thích ứng các quy định theo chuẩn quốc tế…

Ngoài ra đây cũng là cơ hội cho người lao động địa phương có nhiều việc làm, học tập trau dồi kỹ năng làm việc, tăng năng suất lao động…sẽ được hưởng lợi từ các dự án FDI. Bên cạnh đó, một yếu tố hết sức thuận lợi như gần đây là cuộc chiến Hoa Kỳ - Trung Quốc đang ngày càng căng thẳng, song Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đến quan trọng của dòng FDI dịch chuyển khỏi Trung Quốc.

Ngược lại, đối với doanh nghiệp địa phương sẽ đối mặt với những thách thức khi dòng vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam như sức ép cạnh tranh hàng hóa, thách thức cạnh tranh nguồn lao động sẽ có sự dịch chuyển qua các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp chúng ta còn thiếu kinh nghiệp, vốn, thông tin thị trường…

Đối với tỉnh Kiên Giang, được thiên nhiên ưu đãi và có tiềm năng nổi trội như biển, đảo, khoáng sản, đồng bằng, rừng, núi…là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú để phát triển kinh tế. Đó là những lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên cũng là sự khác biệt của Kiên Giang mà các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt Kiên Giang có đảo Phú Quốc và các quần đảo nổi tiếng như quần đảo Nam Du, đảo Lại sơn, quần đảo Bà Lụa, quần đảo Hải Tặc.

Trong đất liền, những địa chỉ rất tiềm năng để thu hút đầu tư như các huyện, thành phố: Hà Tiên, Kiên Lương, U Minh thượng, Rạch Giá…có nhiều tiềm năng kêu gọi thu hút các tổ chức, doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế và đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài đến với địa phương sẽ có nhiều sự lựa chọn phù hợp để đầu tư vào các lĩnh vực như du lịch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất công nghiệp, môi trường, giao thông vận tải, hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp, nhà ở và phát triển đô thị, thương mại, nước sạch, giáo dục và đào tạo…

Tuy nhiên, đi đôi với thuận lợi thì Kiên Giang cũng có rất nhiều khó khăn nhất định, như về hệ thống giao thông, nguồn nhân lực, khả năng hội nhập của doanh nghiệp...trong đó một nút thắt quan trọng nhất trong thu hút vốn FDI của Kiên Giang đó là, môi trường đầu tư kinh doanh tuy có cải thiện so với những năm trước đây, nhưng mức độ cải thiện còn rất chậm so với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể được chỉ ra qua kết quả đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp về chất lượng điều hành của chính quyền tỉnh trong những năm qua.

Từ những cơ hội được mở ra, đồng thời chúng ta sẽ đối mặt với những khó khăn thách thức cần nhanh chóng đề ra các giải pháp cải thiện ổn định lâu dài khi Hiệp định EVFTA đi vào thực tiễn./.
Thanh Kiệt