Tin Tức Đầu Tư

Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 quy định về đầu tư ra nước ngoài.
Tại Diễn đàn "Kết nối doanh nghiệp Việt Nam-Indonesia" tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Jean Anes, Tổng lãnh sự Indonesia tại Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết doanh nghiệp Indonesia đang rất quan tâm đến những cơ hội đầu tư, kinh doanh từ sự đẩy mạnh phát triển hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Insonesia.
Nghị định quy định về đầu tư ra nước ngoài vừa được Chính phủ ban hành quy định chi tiết về hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm mục đích kinh doanh; thủ tục đầu tư ra nước ngoài và quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Bất chấp biến động của kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn thu hút được một lượng vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài khá dồi dào và ổn định.
Tính lũy kế đến tháng 6/2015, đã có 8/11 nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam với 2.629 dự án còn hiệu lực; tổng vốn đăng ký đạt 54,6 tỉ USD, chiếm 14,2% tổng số dự án và 21,7% tổng vốn đăng ký đầu tư của cả nước.
Dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đổ vào lĩnh vực dệt nhuộm để đón đầu cơ hội từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp sản xuất sợi tại Việt Nam.
Thông điệp Việt Nam mở cửa, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài liên tục được đại diện Chính phủ nhắc tới thời gian gần đây.
Tính chung trong 9 tháng năm 2015, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam là 17,15 tỷ USD, tăng 53,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Báo cáo “Đánh giá chính sách nông nghiệp ở Việt Nam” của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho thấy, thực hiện chính sách đổi mới vào giữa những năm 1980 đã giúp Việt Nam tăng trưởng sản xuất, giảm lượng người thiếu ăn từ 46% trên tổng dân số trong giai đoạn 1990-1992 xuống còn 13% trong giai đoạn 2012-2014. 
Không chỉ các dự án nhượng quyền khai thác hạ tầng hàng không mới thu hút các nhà đầu tư quan tâm mà tại các công trình xây mới, danh sách doanh nghiệp muốn "đặt gạch" ghi tên cũng đang nối dài.
Một loạt dự án điện quy mô lớn vừa được tấp nập khánh thành hoặc khởi công với trị giá lên tới hàng tỷ USD.
Ngày  22/9/2015, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam, lên mức 6,5% trong năm nay và 6,6% trong năm 2016.
Tại kế hoạch kinh tế xã hội năm 2016, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặt ra mục tiêu năm 2016 tăng trưởng GDP khoảng 6,7%, lạm phát 5%. Như vậy, tăng trưởng năm sau sẽ cao hơn con số ước thực hiện năm nay (6,4%) và ở mức cao nhất 5 năm.
Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc được đề xuất cho thuê trong vòng 30 năm với đối tượng nhận thuê là các doanh nghiệp Việt Nam.
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp cho ý kiến về dự án Luật quy hoạch.
Bộ Công Thương chủ trì chỉ đạo Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản hoàn thành Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án trong tháng 1/2016.
Kiên Giang có 5 khu công nghiệp (KCN) trong danh mục các KCN Việt Nam được Chính phủ cho phép thành lập đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 với tổng diện tích đất là 759ha, gồm: KCN Thạnh Lộc 250ha, KCN Thuận Yên 141ha, KCN Xẻo Rô 200ha, KCN Tắc Cậu 68ha và KCN Kiên Lương II 100ha.
Sáng 7-9, Tổ công tác nghiên cứu phát triển đảo Phú Quốc cho biết: Huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) hiện có 164 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với diện tích hơn 5.630ha, tổng số vốn gần 169 nghìn tỷ đồng, trong đó có 21 dự án được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/8/2015 thu hút 1.219 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 7,87 tỷ USD, tăng 22,9% về số dự án và tăng 8,7% về số vốn so với cùng kỳ năm 2014.
Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, hôm nay (31/8), Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 8/2015. Tại phiên họp, Chính phủ đã cho ý kiến về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.