Tin Tức Thương Mại

Thị trường lúa gạo trong vùng ĐBSCL đang biến động. Giá lúa lên khi hay tin gạo hút hàng xuất khẩu, tăng bình quân 100 - 200 đ/kg. Các thương lái đi về vùng đồng xa ở các huyện Gò Quao, Giồng Riềng (Kiên Giang) và An Giang để thu mua lúa.
Sáng nay 14/10, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức họp báo lễ công bố và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2015.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, Hàn Quốc hiện là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc đứng đầu của Việt Nam, chiếm 37,7% tỷ trọng.
Số lượng doanh nghiệp thủy sản Việt Nam được Nga công nhận đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường này hiện mới dừng lại ở con số 30 doanh nghiệp.
Thuế suất tiêu thụ đặc biệt cho dòng xe trên 3.000 cm3 từ mức 60% hiện nay dự kiến tăng lên 110-150%, đồng thời giảm thuế với các dòng xe phổ thông.
Để phục vụ nhu cầu về các mặt hàng vải, sợi, nguyên phụ liệu dệt may tăng nhanh trong thời gian tới, việc đa dạng hóa nguồn cung cấp nguyên liệu rất cấp thiết.
Sản xuất công nghiệp vẫn giữ đà tăng trưởng mạnh, xuất khẩu tháng sau tăng cao hơn tháng trước, nhập siêu đang trong tầm kiểm soát… là những nét nổi bật của ngành Công Thương từ đầu năm đến nay.
Trong 9 tháng năm 2015, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm vào Việt Nam đạt 17,15 tỷ USD, tăng 53,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong tháng 9 ước đạt 14,2 tỷ USD, giảm 1,9% so với tháng trước. Trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI (không kể dầu thô) ước đạt 9,8 tỷ USD, giảm 2,6%.
9 tháng đầu năm nay, tổng sản lượng tiêu thụ toàn thị trường ô tô Việt Nam đạt khoảng 163.500 xe, tăng 53% so với cùng kỳ.
Đàm phán TPP là một trong những ưu tiên lớn của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Trong khi người nuôi tôm nước lợ đang gặp nhiều khó khăn về thời tiết và thị trường, mô hình luân canh một vụ tôm, một vụ lúa đang phát triển khá ổn định và thể hiện tính bền vững cao.
Tại Diễn đàn Doanh nhân Việt Nam 2015 vừa diễn ra tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho rằng, hàng hóa nông sản Việt Nam đứng trước nhiều thách thức từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) dự báo, với tốc độ xuất khẩu như hiện tại, khả năng thu về 2 tỉ USD từ xuất khẩu trái cây, rau quả trong năm 2015 nằm trong tầm tay.
Việt Nam đang là một ngoại lệ tích cực - Theo Báo cáo Cập nhật kinh tế Đông Á - Thái Bình Dương mà Ngân hàng Thế giới (WB) công bố đầu tuần này.
Sau khi trúng thầu bán 450.000 tấn gạo cho Philippines, mới đây Việt Nam tiếp tục giành được hợp đồng bán 1 triệu tấn gạo cho Indonesia.
Ông Phạm Công Dũng, đại diện Cục chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết với tiến độ xuất khẩu “ì ạch” như hiện nay, dự kiến kế hoạch xuất khẩu của ngành cả năm 2015 chỉ đạt khoảng 95% so với mục tiêu đề ra. Trong đó, nhóm hàng nông sản chính đạt dưới 90%, còn các mặt hàng gỗ và thủy sản có thể đạt trên 90%.
Trở về từ Atlanta (Hoa Kỳ), Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết khối lượng công việc hoàn thiện thể chế kinh tế rất lớn, các bộ, ngành cần phối hợp khẩn trương, chặt chẽ trong tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội để đi đến ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong tháng 9 ước đạt 14,2 tỷ USD, giảm 1,9% so với tháng trước. Trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI (không kể dầu thô) ước đạt 9,8 tỷ USD, giảm 2,6%.
Bắt đầu từ hôm nay, (5/10), doanh nghiệp xuất khẩu có thể tự chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) mẫu D khi xuất khẩu sang 4 nước ASEAN, gồm: Lào, Philippines, Indonesia và Thái Lan.