Hoạt Động Xúc Tiến Thương Mại

Theo Cục Xúc tiến thương mại, chương trình xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 2010 – 2014 đã thu hút hơn 21.000 lượt DN tham gia, với các giao dịch, ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hóa đạt trên 1.000 tỷ đồng và doanh số bán hàng đạt gần 5,3 tỷ USD.
Thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia năm 2015 đã được Bộ trưởng Bộ Công thương phê duyệt tại Quyết định sô 11855/QQĐ-BCT ngày 26 tháng 12 năm 2014, Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) phối hợp với Vụ Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) và Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức Đoàn Giao dịch thương mại tại thị trường Nhật Bản tại thành phố Yokohama, Nhật Bản.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản, thủy sản trên địa bàn tỉnh có thành tích vượt chỉ tiêu kế hoạch xuất khẩu năm 2014 tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại ra nước ngoài năm 2015.
Thực hiện chủ trương hợp tác song phương giữa Việt Nam và Thái Lan, nhằm thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại tại Thái Lan, hướng tới tổ chức Hội chợ hàng Việt Nam tại khu vực Đông Bắc Thái Lan của Bộ Công Thương.
Hội chợ Thương mại quốc tế, diễn ra từ ngày 05 - 10/06/2015 tại Khu Công nghiệp Xuân Tô, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, với quy mô khoảng 350 gian hàng của trên 150 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia trưng bày, giới thiệu hàng hóa đến người tiêu dùng, trao đổi thương mại và hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước và nhất là các nước Tiểu vùng sông Mekong như: Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar…
Ngày 13/5, Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam 2015 (Vietnam Foodexpo 2015) do Cục xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức đã khai mạc tại Thành phố Hồ Chí Minh. 
Trong năm nay, Ban Chỉ đạo (BCĐ) trung ương cuộc vận động (CVĐ) "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện CVĐ trong các cấp, ngành, các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt; tích cực thực hiện các giải pháp của Chính phủ để giữ vững ổn định sản xuất, kinh doanh. Đây là nhiệm vụ được BCĐ đưa ra cho các hoạt động thực hiện CVĐ năm 2015.
Ngày 8-5, Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2015 dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo.
Để hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp trong nước, Trung tâm xúc tiến thương mại TP. HCM - ITPC phối hợp cùng siêu thị điện tử Golmart triển khai dự án trung tâm triển lãm và xúc tiến thương mại Saigon Export Center (SAIGONEXPO)
Nhằm góp phần thực hiện thắng lợi cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động và hưởng ứng chương trình kích cầu đầu tư và tiêu dùng của Chính phủ, trong những năm qua, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Kiên Giang (Trung tâm) phối hợp với các sở, ngành và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tổ chức thành công các cuộc phiên chợ, hội chợ trong và ngoài tỉnh.
Chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua hệ thống xúc tiến thương mại địa phương” do Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương thực hiện với sự tài trợ của Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) nhằm mục đích nâng cao sự đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với các ngành hàng xuất khẩu tiềm năng.
Ngày 10.3, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) đã họp báo về việc tổ chức các Hội chợ triển lãm thương mại - dịch vụ - du lịch tại Campuchia và Myanmar nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thâm nhập, mở rộng thị trường, thiết lập kênh phân phối sản phẩm tại Campuchia và Myanmar. Đây là 2 thị trường xúc tiến thương mại trọng điểm của Việt Nam trong khối ASEAN trong năm nay.
1. Những đặc điểm cơ bản Việt Nam có chung 4.510 km đường biên giới với 3 nước Trung Quốc, Lào, Campuchia, trải dài qua 25 tỉnh biên giới của Việt Nam. Hiện trên toàn tuyến biên giới đất liền của Việt Nam có 23 cửa khẩu quốc tế, 27 cửa khẩu chính, 65 cửa khẩu phụ và nhiều đường mòn, lối mở; có 28 khu kinh tế cửa khẩu của 21/25 tỉnh biên giới và mạng lưới gần 300 chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu đang phục vụ hoạt động thương mại biên giới.
Từ 300 triệu USD năm 1992, thủy sản đã đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 7 tỷ USD năm 2014. Câu chuyện thành công của ngành thủy sản Việt Nam có được nhờ sự bứt phá của những doanh nghiệp lớn, được ghi danh trong lĩnh vực thủy sản toàn cầu.
Page 7 of 7